Trang chủ / Sách Triết học
tri tue lao tu
 

TRÍ TUỆ LÃO TỬ

Đỗ Anh Thơ (Biên soạn, chú giải và bình luận)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI 2006

(Tìm hiểu về lão tử)

Soạn giả trích một số đoạn trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, có phiên âm, chú giải, dịch và bình. Cái khác lạ là ông bình theo kiểu "hiện đại", có công nghệ thông tin, có thị trường chứng khoán, có cả World Cup…Cũng là một cách nhận định.

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
1. Bản thể của Đạo
2. Phúc Họa đi liền nhau, đó là lẽ tự nhiên
3. Thế giới biến đổi như cái bóng theo mình
4. Lấy mềm thắng cứng, lấy yếu thắng mạnh
5. Trong cái không làm gì (vô vi) thai nghén cái làm lớn (đại tác vi)
6. Nắm và buông công việc ở đời
7. Không chiếm công lại là có công lớn
8. Quy luật vơi đầy
9. Giữ cho lòng trống rỗng.
10. Được mất chỉ một tiếng cười mà thôi
11. Có thể và không có thể.
12. Biết người không bằng biết mình.
13. Không làm việc quá độ
14. Làm cho dao bớt sắc
15. Người biết nói không biết rộng , người biết rộng nói không biết
16. Hòa cùng ánh sáng và cát bụi.
17. Im lặng là vàng.
18. Sau thành trước
19. Biết dùng sức người khác.
20. Như nước mềm nhưng mạnh
21. Tự tạo ra thiên thời với nhân hòa.
22. Coi trọng thiên hạ hơn thân thể mình.
23. Đầy thì phải xả bớt
24. Chỉ cần có tình thì không sợ đời không hiểu
25. Tháp núi càng nhọn, càng dễ đổ.
26. Việc khó làm từ dễ, việc lớn làm từ nhỏ
27. Dành những khoảng trống để phát triển.
28. Sống thảnh thơi, chết bình thản.
29. Nhìn từ chỗ vi diệu
30. Loại bỏ dục niệm
31. Thấy đầu mà không thấy đuôi
32. Uyên sâu không dễ nhận biết
33. Không bị kích nộ
34. Đục mà hóa trong.
35. Biết bổ túc hay chế ngự bản thân mình.
36. Cuộc sống hư tĩnh.
37. Sự sống và cái chết.
38. Sự quay trở về gốc.
39. Không kể công lao
40. Lời nói đẹp, hành động đẹp
41. Đỉnh cao của học: Sống vô lo, hòa mình với tự nhiên
42. Như sóng gợn yên tĩnh ngày đêm
43. Xem thường lợithì có gì phải tranh giành nhau
44. Mưa bão dữ dội thì sẽ chóng tan
45. Học theo trời đất
46. Đi đường giỏi thì không để lại dấu tích
47. Không vì mình thì mới dài lâu
48. Giàu sang không kiêu.
49. Dục vọng đánh mất thân mình.
50. Ngưỡng cửa cuộc sống.
51. Người bền bỉ đi đường là người có chí
52. Tấm lòng nhân hậu của con người.
53. Ý chí luyện từ việc nhỏ.
54. Giữ chữ tín
55. Từ thân mình mà xét việc làng nước.
56. Đạo sinh đức dưỡng.
57. Ít riêng tư ham muốn.
58. Thận trọng từ đầu.
59. Mênh mông sông biển.
60. Cuộc sống không giả tạo.
61. Biết sửa sai lầm.

Nguyên tắc biên soạn.  
1. Để cho dễ đọc, quyển sách này được soạn giả viết theo cách tuyển của Diệp Châu (tác giả Lão tử đích trí tuệ), không lấy hết tất cả các phần chương cú trong Đạo đức kinh mà chỉ lấy từng đoạn, xem như là những từ khóa (keyword) để chú giải, dịch nghĩa mang tính chất tham khảo và phê phán những cái sai của các tài liệu đã có. Phần bình đề cập tới tính thực tiễn của xã hội hiện đại như tên đã đặt cho quyển sách.
2. Tài liệu tham khảo gồm những bản xưa nhất như của Vương Bật đời Tấn, Hà Thượng Công, Lục Đức Minh (đời Đường) đến các bản của Legg (Anh), Suzuki (Nhật), Diệp Kim Sơn, Viên Phổ (Đài Loan), Thu giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê (Việt Nam) . . . để mong làm sáng tỏ hơn về khái niệm, cách hiểu và những nhầm lẫn của người đi trước.
3 . Cách làm việc tuy nghiêm túc nhưng vì thời gian, kiến thức và phương tiện có hạn nên không thể tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót.
Mong được các vị thức giả xa gần chỉ giáo.
Soạn Giả

Tải về

http://www.mediafire.com/?mtwdmmren2y

Chia sẻ tới các bạn bởi Dulitruc